Bệnh quai bị kiêng gì? Mắc bệnh này có lây qua đường nước bọt không? Khi biến chứng có gây sưng và nguy hiểm đến tính mạng con người, đặc biệt là trẻ em không? Tất tần tật những thắc mắc cả về triệu chứng và cách chữa quai bị sẽ được phunuchudong.vn tổng hợp ngay dưới đây, cùng theo dõi nhé!
Sơ lược về bệnh quai bị
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị Mumps virus thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Virus này có khả năng tồn tại ở mức nhiệt 15 – 200 độ C trong khoảng 30 – 60 ngày bên ngoài cơ thể. Nhưng nếu con người dùng hóa chất để tác động kèm tăng mức nhiệt lên 560 độ C thì có thể tiêu diệt trong một khoảng thời gian ngắn.
Con đường lây nhiễm của quai bị là qua đường hô hấp, cụ thể là qua nước bọt, hắt hơi, ho hoặc nói chuyện hoặc dùng chung đồ sinh hoạt hàng ngay. Thông thường người bị sẽ dễ lây cho người khác nhất vào 2 ngày trước khi có triệu chứng và 6 ngày sau khi hoàn toàn khỏi bệnh, đặc biệt những người có hệ miễn dịch yếu là dễ lây nhất.
Xem thêm:

Một số triệu chứng người bệnh quai bị thường gặp phải:
- Quai hàm phần tuyến mang tai bị sưng, ban đầu là 1 bên sau đó là cả 2 bên.
- Đau đầu, sốt cao đột ngột.
- Chán ăn và luôn có cảm giác buồn nôn, khó chịu.
- Cơ thể trong trạng thái mệt mỏi, đau nhức.
- Đau tinh hoàn, sưng bìu.
Biến chứng của quai bị nếu người bệnh không điều trị kịp thời:
- Đối với nam giới, có thể gây viêm, teo tinh hoàn và dẫn đến vô sinh.
- Với nữ giới sẽ dẫn đến tình trạng rong kinh và đau bụng dữ dội.
- Với mẹ bầu có thể dẫn đến sảy thai hoặc thai chết lưu.
- Viêm tụy cấp tính.
- Viêm cơ tim, viêm màng não
- Nhồi máu phổi cấp.
Bệnh quai bị kiêng gì?
Trong thời gian bị quai bị để tránh tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn và vượt ngoài tầm kiểm soát, bạn cần lưu ý nên kiêng kị những vấn đề sau đây:

- Không ăn những đồ chua để hạn chế kích thích tuyến nước bọt và gây sưng to hơn.
- Không nên ăn thịt gà, đồ nếp vì nó sẽ khiến quai hàm hoạt động mạnh, gây sưng và đau hơn.
- Tuyệt đối kiêng các đồ ăn cay nóng và đồ tanh vì lúc đó cơ thể người bệnh sẽ khó hấp thu dễ dẫn đến khó tiêu.
- Kiêng ra gió và tắm, rửa nước lạnh để tránh tình trạng sưng đau. Tốt nhất nên rửa hoặc tắm bằng nước ấm và khi đi ra ngoài cần mặc quần áo, che chắn cẩn thận.
- Không nên vận động mạnh để cơ thể có thời gian hồi phục thể chất và hệ miễn dịch. Nhất là với nam giới trong thời gian bị cần nghỉ ngơi hợp lý vì biến chứng của bệnh lý này có thể gây vô sinh.
Ngoài ra, người bị bệnh quai bị cũng tuyệt đối không được tự ý uống thuốc khi chưa được thăm khám từ các bác sĩ chuyên ngành. Tốt nhất, khi thấy triệu chứng xuất hiện trên cơ thể hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để tư vấn, hỗ trợ và thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ kịp thời tránh biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.
Bị quai bị nên ăn gì ?
Khi mắc bệnh quai bị, ngoài việc uống thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ người bệnh cần đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống của mình. Bởi khi cơ thể hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng thì quá trình phục hồi sẽ nhanh hơn, hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn.
- Nên ăn thức ăn lỏng như cháo, sữa… và tốt nhất nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày ra thành nhiều bữa hơn. Vì người bị bệnh tuyến nước bọt quai hàm sẽ bị sưng, không được nhai mạnh, nếu mạnh sẽ sưng và đau hơn, đồng thời hệ tiêu hóa cũng ảnh hưởng.
- Nên bổ sung nguồn dinh dưỡng đa dạng các loại vitamin cho cơ thể từ các loại đậu như đậu tương, đậu nành…Khi đó người bệnh sẽ có sức đề kháng tốt hơn, khỏe mạnh hơn.
- Nên cung cấp vitamin A cho cơ thể bằng các loại rau xanh vừa để tốt cho hệ tiêu hóa lại vừa bảo vệ cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch thêm khỏe mạnh để tăng sức đề kháng.
- Nên uống nhiều nước ấm hoặc nước lọc thường xuyên vì khi bị quai bị cơ thể thường có biểu hiện sốt nên sẽ bị mất nhiều nước. Thế nhưng tuyệt đối không được uống nước lạnh sẽ gây tê buốt quai hàm và đau hơn.
- Súc miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý để tránh tình trạng vi khuẩn tồn tại, sinh trưởng và phát triển trong khoang miệng.
Hy vọng bài viết tổng hợp trên đây của phunuchudong.vn đã giúp bạn đọc trả lời được câu hỏi bệnh quai bị kiêng gì và nên ăn gì. Nhìn chung, đây là bệnh lành tính nếu người bệnh biết cách chữa trị kịp thời theo phác đồ của bác sĩ. Do vậy, khi mắc bệnh đừng chủ quan hãy đặc biệt lưu ý và tuân thủ theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ nhé !