Trào ngược dạ dày thực quản có phải là bệnh lý liên quan đến rối loạn tiêu hóa ? Bị trào ngược dạ dày nên ăn và kiêng kị loại thực phẩm nào? Phương pháp điều trị nào là tốt nhất? Tất cả câu trả lời sẽ được tổng hợp ngay trong bài viết dưới đây của chúng tôi, cùng tìm hiểu nhé !
Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản là gì ?
Xem thêm:
- Cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà đơn giản, hiệu quả
- Bệnh quai bị kiêng gì và nên ăn gì để nhanh khỏi?
Trào ngược dạ dày thực quản trong tiếng Anh gọi là Gastroesophageal Reflux Disease (GERD) là tình trạng axit dạ dày (bao gồm thức ăn, men tiêu hóa…) trào ngược lên thực quản (phần ống tiêu hóa nối giữa miệng với dạ dày). Dẫn đến triệu chứng ợ nóng, ợ chua và các hiện tượng khác.
Trào ngược dạ dày thường xảy ra sau bữa ăn trong một khoảng thời gian nhất định và hiếm khi xuất hiện trong lúc ngủ. Tuy tình trạng này không ảnh hưởng đến sinh hoạt và phát triển thể chất của cơ thể nhưng có thể gây viêm thực quản, biến chứng hô hấp, thậm chí còn cả tử vong.
Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản
Các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản thường gặp bao gồm:
- Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng sau khi ăn no, khi uống nước, đầy bụng khó tiêu, khi ngủ hoặc khi bạn cúi gập người về phía trước.
- Dễ buồn nôn hoặc có cảm giác mắc nghẹn thức ăn khi đi xe, ốm nghén hoặc uống một số loại thuốc…
- Đau đoạn thực quản chạy qua ngực, có cảm giác bị đè ép, thắt ở ngực rồi xuyên qua lưng đến cánh tay.
- Khi ăn khó nuốt, nuốt nghẹn và có cảm giác vướng ở cổ.
- Khàn giọng và ho do dây thanh quản tiếp xúc với axit dạ dày làm cho sưng tấy.
- Miệng tiết ra nhiều nước bọt do acid trào lên.
- Cảm giác đắng trong miệng

Nguyên nhân trào ngược dạ dày
Theo các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành nguyên nhân trào ngược dạ dày do 2 cơ chế chủ yếu là sự suy yếu của cơ thắt thực quản và sự dư thừa, quá tải axit bên trong dạ dày. Cụ thể như sau:
- Sự co thắt dưới thực quản: Bình thường đây là bộ phận khi nuốt thì giãn mở, sau đó thì co thắt và đóng kín. Trường hợp các cơ thắt thực quản có vấn đề sẽ trào ngược lên thực quản rồi kết hợp với bicarbonat và nước bọt sẽ làm giảm và mất đi sự kích thích của dịch vị lên niêm mạc. Khi đó, nhu động của thực quản sẽ đẩy dịch trào ngược xuống dạ dày.
- Thoát vị hoành: Cơ hoành là bộ phận có nhiệm vụ tăng cường sức mạnh cho cơ thắt dưới thực quản để ngăn trào ngược. Thế nhưng nếu bị thoát vị thì cơ thắt dưới thực quản sẽ không nằm cùng mức với cơ hoành, từ đó dẫn đến trào ngược.
- Ứ đọng thức ăn tại dạ dày làm tăng áp lực bên trong do một số bệnh lý như viêm dạ dày, ung thư dạ dày…
- Áp lực ổ bụng tăng đột ngột sau khi ho, hắt hơi.
- Stress làm tăng tiết cortisol – axit trong dạ dày khiến dạ dày bị tăng trương lực co bóp. Đồng thời stress cũng làm cho cơ thắt thực quản nhạy cảm, giãn mơ cơ thường xuyên.
- Thói quen ăn uống không lành mạnh như: ăn no quá, ăn đêm, ăn đồ chua khi đói, ăn nhiều đồ chiên rán…làm cho cơ thắt bị yếu dẫn đến đóng mở bất thường.
- Do một số yếu tố bẩm sinh như cơ thắt yếu, bị sa dạ dày, thoát vị cơ hoành…
- Béo phì gây áp lực lên dạ dày và cơ thắt khiến trương lực yếu dạ dày dễ bị trào ngược hơn.

Cách chữa trị trào ngược dạ dày thực quản
Khi bị trào ngược dạ dày tùy thuộc vào tình trạng nặng hoặc nhẹ sẽ có những cách chữa trị khác nhau. Nếu bị nhẹ bạn chỉ cần thay đổi lối sống, sinh hoạt với các bữa ăn tốt nhất nên chia nhỏ và hạn chế ăn chua, chất béo thì sẽ tự khỏi.
Đối với triệu chứng nặng tuyệt đối không tự điều trị hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp tránh tình trạng nặng hơn có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Bên cạnh đó, trong quá trình chữa trị cần chú ý đến một số vấn đề dưới đây:
- Nên ăn thực phẩm có tính kiềm để dễ trung hòa axit trong dạ dày. Ví dụ như bánh mì, lúa mạch…để tránh sự bào mòn lớp nhầy trong dạ dày và hạn chế các nhịp cơ co thắt khi axit trào lên.
- Nên ăn một số loại đậu có hàm lượng chất xơ cao như đậu xanh, đậu đỏ… và một số loại đạm dễ tiêu có trong thịt thăn lợn, thịt ngan… để trung hòa axit trong dạ dày.
- Nên ăn sữa chua để cải thiện hệ tiêu hóa, tuy nhiên không được ăn lúc đói vì nó có axit sẽ phản tác dụng.
- Không nên ăn thực phẩm kích thích tăng tiết axit hay kích thích cơ thắt dưới thực quản như chanh, cam, dứa, nước có ga, đồ cay, nóng…
- Tuyệt đối kiêng bia, rượu, các chất kích thích khác.
- Không mặc quần áo chật, ăn quá no, ăn đêm, nằm sau khi ăn hoặc uống nhiều nước trong khi ăn…
- Không nên cúi gập người quá lâu, khi ngủ nên nằm đầu cao 15cm so với chân.
- Nếu thừa cân, béo phì phải chăm chỉ tập thể dục thể thao để giảm lượng mỡ thừa, giảm cân.
- Luôn giữ tâm lý thoải mái, không được để bản thân bị stress hay suy nghĩ nhiều.
Kết luận
Trên đây là những thông tin chia sẻ về hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản phunuchudong.vn muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bạn đọc đã có cho mình những kiến thức hữu ích để đảm bảo sức khỏe cho mình và cả gia đình. Ngoài ra, nếu vẫn còn câu hỏi khác hãy comment dưới bài viết, chúng tôi sẽ phản hồi sớm nhất cho bạn !